Chia sẻ về Testing với hệ thống Microservices – Phần 1

Năm mới chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng, và sự nghiệp ngày càng thăng tiến


Đôi dòng tản mạn trước khi bắt đầu chuỗi bài viết, năm 2021 thì mình cũng không có nhiều bài viết lắm do 1 phần mình vừa mới thay đổi chỗ làm, và công việc cũng hơi nhiều. Bên cạnh đó thì cũng mong muốn trải nghiệm nhiều hơn về testing để có thể chia sẻ thêm cho các bạn những kinh nghiệm thực tế nhưng mà mình trải qua. Còn nói đơn giản hơn thì năm ngoái mình hơi lười 🤣 chủ yếu mình chỉ toàn post bài trên fanpage Facebook để chia sẻ vài mẹo nhỏ khi thực hiện testing. Hy vọng năm nay mình sẽ bớt lười lại và có nhiều bài viết hơn ở blog này 😮‍💨 Ví dụ như chuỗi bài viết sắp tới đây về Microservices là những kinh nghiệm và thực tế mình đã trải qua trong 1 năm vừa rồi, mình thấy có những cái hay ho có thể chia sẻ để mọi người cùng có thêm những thông tin thú vị 😄 ,vì là những kinh nghiệm do mình trải qua nên có những thứ nó sẽ được nhìn nhận ở khía cạnh từ quan điểm của mình, nên có thể các bạn có cách nhìn nào hay hơn có thể comment chia sẻ nhé 😉

Microservices là gì?

Trước khi bắt đầu chuỗi series bài viết này thì mình cũng muốn chia sẻ qua 1 tí về Microservices là gì và nó khác gì so với những kiến trúc xây dựng ứng dụng trước đây?

Đầu tiên thì phải nói tới thời xa xưa, thời mình còn là con nòng nọc, lúc các chú các bác bắt đầu có Internet, và phát triển những phần mềm ứng dụng cho người dùng. Khi đó thì việc xây dựng ứng dụng nó rất là đơn giản, nó như kiểu mình xậy dựng cái nhà cấp 4, đổ nền, dựng tường, lợp mái nhà, và thế là có cái nhà. Tương tự với nền tảng ứng dụng thì chúng ta có việc xây dựng persistent layer (lớp lưu trữ dữ liệu), business logic layer (lớp chứa các yêu cầu và cách mà ứng dựng hoạt động), và cuối cùng là presentation layer (nơi hiển thị thông tin cho người dùng), ví dụ như bạn có nhu cầu xây dựng 1 ứng dụng cho phép hiển thị hình ảnh trai xinh gái đẹp, khi đó đầu tiên bạn cần persistent layer để chứa hình ảnh trai xinh gái đẹp, bạn cần có business logic để cho phép thêm, xóa hoặc chỉnh sửa hình ảnh, cũng như hiển thị hình ảnh, bạn cần presentation layer để hiên thị hình ảnh đó cho user xem trên bất kỳ nền tảng nào chẳng hạn. Với việc xây dựng ứng dụng theo cách trên thì ta gọi nó là Monolithic Architecture.

Let’s do some magic
Monolithic Architecture

Rồi thì con người cũng phải phát triển và tiến bộ hơn 🤔 từ xe bò ta lên xe ngựa, từ xe ngựa ta lên xe động cơ đốt trong và dần dần thì ta có chiếc xe hơi xịn xò như ngày hôm nay. Tương tự cho ngành công nghệ phần mềm, điều đó cũng xảy ra, từ 1 ứng dựng đơn giản chỉ click, click rồi hiển thị thông tin, ta có thêm nhiều yêu cầu hơn, ta có thêm nhiều tính năng hơn cho ứng dụng đó. Và dần dần từ Monolithic Architecture ta có Service-oriented Architecture và cuối cùng là Microservices Architecture.

Trở lại ví dụ ban đầu ở trên ứng dụng hiển thị trai xinh gái đẹp, ban đầu mình chỉ có nhu cầu hiển thị hình ảnh trai xinh gái đẹp nên ứng dụng khá đơn giản. Sau 1 thời giản ứng dụng được đưa vào hoạt động thì lại có nhu cầu mở rộng thêm như cho phép hẹn hò, cho phép đặt chỗ khách sạn hay mua vé xem phim cũng như quẹt trái quẹt phải, mua gói premium chẳng hạn, rồi bùm chúng ta có ứng dụng Tinder 😛 Khi đó thì việc tiếp tục duy trì với Monolithic Architecture hoàn toàn khả thi, chỉ là nếu tiếp tục có thêm nhiều tính năng hơn nữa thì khi đó ứng dụng sẽ trở nên khá lớn, dẫn tới việc khó bảo trì hay mở rộng thêm tính năng, ngoài ra thì khi cần thay thế hoặc nâng cấp bất cứ thứ gì nhỏ nhất bên trong ứng dụng đều tiềm ẩn những rủi ro liên quan tới mức độ phụ thuộc và độ tương thích với toàn thể ứng dụng, ví dụ như nâng cấp phiên bản thư viện nào đó trong business logic layer. Từ những vấn đề nêu trên thì dần dần phát triển ra SOA và Microservices Architecture, 2 kiến trúc trên ra đời để giải quyết những vấn khó khăn gặp phải Monolithic Architecture khi ứng dụng càng ngày càng phát triển và mở rộng hơn. Vậy SOA và Microservices Architecture khác gì so với Monolithic Architecture 🥺

Cả Service-oriented Architecture và Microservices Architecture, thì ta đều có bước chuyển đổi dần trong việc chia tách những tính năng của ứng dụng thành những module nhỏ hơn. Lúc này ứng dụng sẽ được chia nhỏ ra thành những services và mỗi services chỉ phục vụ 1 business logic cụ thể, như ví dụ ở trên lúc này khi mình muốn thêm tính năng đặt phòng khách sạn hay vé xem phim thì mình sẽ có riêng 1 service cho phần này, khi đó nếu mình có thay đổi hay làm gì đó thì những tính năng trước như thêm xóa sửa hình hoặc mua gói premeium sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Vậy lợi ích của 2 kiến trúc này so với Monolithic là gì? Rõ ràng khi bạn chia tách những tính năng ra thành những module/service riêng biệt thì việc phát triển hay mở rộng ứng dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc thay thế module/service cũng sẽ không quá phực tạp, ví dụ như mình có module/service đặt vé xem phim với CGV, giờ đùng 1 phát CGV ko muốn hợp tác nữa thì việc mình thay thế đặt vé xem phim với Lotte cũng được thực hiện 1 cách dễ dàng và không ảnh hưởng nhiều tới các services khác. Ngoài ra còn vài lợi ích khác so với Monolithic như việc mở rộng ứng dụng sẽ đơn giản hơn do lúc này mình có thể mở rộng ở mức module/service, ví dụ sau 1 năm users của ứng dụng mình tăng lên từ 100 người lên 1tr người và phần lớn toàn vô để đặt khách sạn hoặc vé xem phim, khi đó việc mở rộng module/service liên quan tính năng trên cũng sẽ dễ dàng hơn so với Monolithic, do với kiến trúc Monolithic thì khi mở rộng lên thì mình cần triển khai toàn bộ ứng dụng, dẫn tới có những phần không cần thiết phải mở rộng lên nhưng vấn được “khuyến mãi” kèm theo, và kéo theo cost sẽ không được tối ưu. Bên cạnh đó nó còn có những ưu điểm khác nữa, mọi người có thể coi thêm ở Microservices Architecture.

Vậy SOA hay Microservices Architecture nó quá hoàn hảo và không có nhược điểm gì cả? 😩 Rất tiếc là ông trời không cho cái gì hoàn hảo cả, với những ưu điểm như mình có nói sơ qua ở trên thì nhược điểm của 2 kiến trúc trên cũng có khá nhiều, ví dụ như mức độ phức tạp khi phát triển cũng như testing. Tính thống nhất giữa các services khi thực hiện communicate với nhau (data, integration, etc.) và nếu phát triển 1 hệ thống theo hướng SOA hay Microservice mà không có tính thống nhất cao (contract giữa các service, bounded context rõ ràng) thì chúc mừng team các bạn, các bạn đã quay trúng ô “1 mớ rác hỗn độn” hay còn gọi là microservice chaos, lúc này nó còn tệ hơn Monolithic Architecture 🥲

Nhìn chung 2 architectures này không quá khác biệt về mặt phylosophy, và ở mức độ bài viết của lần này thì mình cũng sẽ không đề cập quá chi tiết về sự khác biệt của 2 kiểu kiến trúc này. Nhìn chung cả 2 kiến trúc trên đều hỗ trợ nhà phát triển trong việc phát triển 1 ứng dụng khi nó bắt đầu trở nên lớn hơn, có nhiều tính năng hơn, cũng như phức tạp hơn.

Theo quan điểm của mình thì việc vận dụng hoặc lựa chọn 1 trong 3 kiến trúc này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu của ứng dụng cũng như mô hình kinh doanh, không có cái nào vượt trội hơn hẳn cả, mọi cái đều có ưu điểm và nhược điểm của mình. Riêng về SOA và Microservices Architecture bạn nào quan tâm thì có thể đọc thêm bài này để rõ hơn về sự khác nhau giữa 2 kiến trúc này cũng như những ưu điểm và nhược điểm của nó SOA vs Microservices Architecture, vì nhìn qua thì 2 kiến trúc này khá tương đồng nhau 🤣

Những khó khăn trong việc testing với Microservices Architecture

Giờ thì chuẩn bị vô phần chính của chuỗi series blogs này của mình 🤠 Như mình đã giới thiệu ở trên, từ mô hình Monolithic chuyển sang SOA hay Microservices hay thì nó có những sự khác biệt cơ bản, và dẫn tới khi thực hiện testing cũng có những vấn đề cần giải quyết xung quanh đó, dưới đây là những vấn đề mà trong cả năm qua mình đã trải nghiệm cũng như giải quyết nó, và ngoài ra cũng có những vấn đề mình chưa giải quyết xong dự định năm nay sẽ ráng “xúc” nó luôn 🙄

  • Làm sao để nhận diện sự ảnh hưởng hoặc mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các services khi document không đầy đủ hoặc bị outdated
  • Làm sao để có thể tìm hiểu về cả hệ thống từ view end-user đi xuống tới mức services, mình hay gọi cách này là top down approach
  • Làm sao để thực hiện việc testing hiệu quả khi có hơn gần 60+ services trong cả hệ thống, giải quyết bài toán mỗi lần service deploy new version và thực hiện regression testing thế nào
  • Làm sao để thực hiện việc automation checking cho hệ thống microservices, bao gồm cả việc rút gọn thời gian run automation cho toàn bộ test suites chỉ dưới 10-30 phút cũng như chiến lược cho việc thực hiện automation checking
  • Làm sao để thực hiện performance testing cho service khi nó có quá nhiều dependency services
  • Làm sao để thực hiện việc shift-right testing đối với 1 hệ thống lớn khi có new release quan trọng lên production
  • Làm sao để thực hiện việc testing distributed transaction trong hệ thống này

Như cái danh sách ở trên thì đó là 1 trong những vấn đề chính mà mình đã gặp phải trong cả năm vừa qua, có những cái mình đã xử xong, và cũng có những cái gọi là technical debt hy vọng năm nay xử tiếp 🤐 Trong chuỗi bài viết này thì các phần kế tiếp mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm cũng như cách mình đã sử dụng để giải quyết dần những vấn đề trên. Đầu năm chắc mở hàng tới đây thôi, để dành cho phần tiếp theo thôi 👻

2 thoughts on “Chia sẻ về Testing với hệ thống Microservices – Phần 1

Leave a comment